Nên chấm dứt thói quen bào chữa, nguỵ biện bằng sự thật nửa vời theo kiểu Việt cộng - Dân Làm Báo

Nên chấm dứt thói quen bào chữa, nguỵ biện bằng sự thật nửa vời theo kiểu Việt cộng


A. Mở đầu

"Ở đâu chẳng có kẻ xấu, người tốt; ở đâu chẳng có tham nhũng...". Đấy là sự thật 100%, không ai có thể bác bỏ vì nó thuộc về bản chất của con người. Thế gian dù tốt đẹp đến đâu thì cái ác vẫn tồn tại song song cùng cái thiện, không thể nào triệt tiêu hoàn toàn. Việc mà các xã hội văn minh, tiến bộ cần làm và đang làm là giảm thiểu cái ác đến mức thấp nhất để phát huy cái thiện. Với những người hiểu biết, những lý lẽ trên là để nhắc nhở bản thân về sự hiện diện nguy hại của cái ác mà tiếp tục răn đe, tu chỉnh bản thân. Còn với những kẻ gian tà hay chậm tiêu thì chỉ nói bừa như vậy nhằm bào chữa, bênh vực cho những hành động bậy bạ.

B. Mập mờ đánh lận con đen

Trước hết, hãy nói về những kẻ xấu chuyện mập mờ đánh lận con đen như bọn dư luận viên, định hướng viên, dân chủ cuội. Những kẻ theo voi Việt cộng hít bã mía như Trần Nhật Quang, Hoàng Thị Nhật Lệ, Thái Ngọc Nhiên, Phan Hùng... rất hay bô lô ba la, chửi bới những người lên tiếng vì đất nước là kích động; phá hoại sự bình yên, ổn định vì theo chúng tham nhũng ở đâu cũng có, đường lối không sai chỉ vì cán bộ không tốt nên làm sai... Sau đó chúng lớn tiếng cho rằng dù là Mỹ hay Nhật, Pháp, Đức... thì vẫn có tham nhũng, giết người để lấp liếm cho những tội ác của Việt cộng. Có điều bọn này vì quá tối dạ, lại không có chính nghĩa nên dù to mồm vẫn chỉ là nói lấy được, giấu giếm, bỏ qua những chi tiết quan trọng nhất.

Thứ nhất, chúng cho rằng ở các nước phương Tây vẫn có tham nhũng, tệ nạn nhưng không cho biết cách thức xử lý của họ. Đó là báo chí phanh phui, điều tra cặn kẽ, mất chức, đi tù, phong tỏa tài sản... Còn ở Việt Nam, là kiểm điểm, tự phê, rời ghế để làm chức khác to hơn, béo bở hơn. Đúng như Trọng lú đã phát biểu đánh chuột nhưng phải giữ bình. Thứ hai, chúng lấy hiện tượng chung của toàn thế giới để làm thước đo cho Việt Nam nhưng chỉ học theo cái xấu. Trong khi sự tốt đẹp về mặt chính trị thì lại lờ tịt với khẩu hiệu kiên định con đường mà cáo Hồ và đảng cộng phỉ đã chọn. Thứ ba, trái ngược với những xã hội văn minh luôn khuyến khích, biểu dương người tốt, việc tốt thì đảng Việt cộng của bọn chó săn dư luận viên, định hướng viên lại cổ vũ cho tội ác mọc rễ, sinh sôi nảy nở trong lòng xã hội. Sao bọn cặn bã này không nêu lên những nghịch lý như tự vệ đánh ăn trộm bị tù, nhặt tiền rơi ngoài đường trả lại bị tù, cứu giúp người gặp tai nạn bị đi tù, tự làm đường bị cày xới tung lên vì không xin phép, làm từ thiện bị đánh đập, đường sá không đi vẫn phải đóng lệ phí, có bảo hiểm y tế vẫn chờ chết như thường...? Quả thật đám hồng vệ binh của Việt cộng là những kẻ vừa dốt nát, vừa độc ác hiếm có!

C. Ngủ mê vẫn tưởng đang thức

Nếu nhóm đối tượng trên ngụy biện vì nhận ân huệ từ Việt cộng thì lại có không ít người ngụy biện vì ngu ngốc, gàn dở. Những người này không được hưởng chút sái nào, thậm chí đang gánh những hậu quả do Việt cộng gây ra nhưng lại hăng say, gân cổ bào chữa không công cho bọn cầm quyền. Nói một cách khách quan, họ chính là đồng lõa tiếp tay cho sự trì trệ, bế tắc, không lối thoát của xã hội Việt Nam ngày nay. Tại sao chủ nghĩa cộng sản ngự trị ở châu Á muộn hơn châu Âu nhưng lại có thể sống dai dẳng đến như vậy? Một phần vì các đảng cộng sản cầm quyền ở châu Á đã rút ra những bài học xương máu để thay đổi ít nhiều. Tuy nhiên, nguyên do chủ yếu vẫn do tư duy, tính cách quá bảo thủ và mê muội của người châu Á (ảnh hưởng nặng nề bởi văn hóa Tàu).

Nhiều học giả phương Tây cũng như những người châu Á tiến bộ đã chỉ ra điểm cốt lõi này. Rất đáng tiếc, người Việt chúng ta không có thái độ cầu thị và tích cực nên thường phản ứng gay gắt, chống lại nhiều hơn là nghe theo. Mỗi khi có một bài viết chỉ ra sự yếu kém của đất nước hay con người Việt Nam, thì y như rằng lời khen thì ít mà chê rất nhiều. Thông thường lập luận phản bác của những người cực đoan, ấu trĩ này rất nghèo nàn, quanh đi quẩn lại chỉ là: "ở đâu cũng có tốt, xấu, giàu, nghèo", "bạn hơn được người ta chưa mà bày đặt ý kiến", "bạn là người Việt mà đi nguyền rủa quê hương đúng là đồ mất gốc", "biết hết đấy nhưng chẳng thay đổi được gì đâu", "sống nay biết mai thôi"... Tương tự như bọn dư luận viên, những người tiêu cực cũng lập luận đánh đồng, trộn lẫn tốt-xấu bằng những câu nói tưởng chừng như đề cao sự thật. Dư luận viên được đào tạo để làm công việc này, còn họ chịu lối giáo dục nhồi sọ, phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền nên mụ mị đầu óc, không còn năng lực suy nghĩ mà chỉ nói như vẹt, viết như máy. 

Thứ nhất, họ chỉ biết một mà không biết hai rằng ở đâu cũng có tốt, xấu, giàu, nghèo. Thế nhưng ranh giới giàu nghèo ở xã hội văn minh ra sao, tại sao lại có giàu nghèo, quyền lợi và bổn phận của người giàu và người nghèo như thế nào, thì họ không có khái niệm gì cả. Giàu hay nghèo đều bình đẳng trước pháp luật; giàu nhờ siêng năng làm lụng, có tài; giàu phải đóng thuế cao hơn để san sẻ gánh nặng cho người kém may mắn; giàu để làm từ thiện. Còn ở Việt Nam, giàu chân chính quá ít mà do ăn cướp, tham nhũng, bán nước thì nhiều. Giàu đòi xây nhà cách li với người nghèo. Giàu để ăn chơi thừa mứa, tiêu xài hoang phí nhưng không biết chia sẻ cùng những mảnh đời bất hạnh.

Thứ hai, lên tiếng không phải để được chú ý hay nổi danh. Lên tiếng càng không phải để chứng minh ta đây cao siêu hơn người nên khai trí giùm thiên hạ. Ở đây đơn thuần là cách nhìn, tâm tư, thành ý của những con người có điều kiện đi đây đó, hiểu biết rộng rãi và cởi mở mong muốn chia sẻ cùng cộng đồng để cải sửa những lối sống, suy nghĩ quá khép kín và lạc hậu, không có lợi cho nhịp sống hiện đại, toàn cầu hóa. Cũng là mong muốn nhận thức người Việt Nam thay đổi thì mới hy vọng có cơ hội thoát khỏi hiểm họa mất nước vào tay bọn Tàu cộng cùng trợ thủ Việt cộng. Có thể những người lên tiếng chưa chắc đã giỏi xuất chúng nhưng ít nhất họ cũng hơn được những kẻ không biết phục thiện, chỉ đọc qua loa rồi sửng cồ, sinh sự ngược lại.

Thứ ba, tại sao lên tiếng để thức tỉnh giống nòi lại bị xem là nguyền rủa quê hương? Chẳng phải người xưa đã nói "Thuốc đắng dã tật, lời thật mât lòng" hay sao? Mắt thấy, tai nghe biết bao điều ngang trái mà không dám thốt ra lời nào mới đúng là hèn nhát, phản bội lại quê hương. Tệ hại hơn cả là thói quen chấp nhận, dung dưỡng cho thói hư, tật xấu với cách lập luận không làm được gì đâu, sống cho qua ngày vậy thôi. Đây không còn là chấp nhận sự thật nữa mà là trốn tránh, không dám đương đầu với hiện thực. Tự biến mình thành những con cừu ngoan ngoãn đi vào lò mổ cho đồ tể Việt cộng làm thịt. Không những tự hại chính mình mà còn vạ lây sang những người quyết không bó tay chờ chết. Thật đáng thương cho không ít người bị chính sách "nói dối một lần không tin thì nói dối đến vạn lần cũng sẽ tin" làm cho mụ mẫm đầu óc, không còn phân biệt được bạn-thù. Nếu tư duy của người Việt không tháo bỏ được nút thắt này, thật khó lòng có thể thoát khỏi sự kìm hãm về mặt tư tưởng vốn là rào cản khiến chúng ta không cách nào tiến bộ.

D. Kết luận

Sử gia Lệ Thần Trần Trọng Kim đã từng nhận xét rằng người Việt có lòng nhân nhưng quá khoác lác. Ảnh hưởng văn hóa thống trị-bị trị của Tàu suốt một thời gian rất dài đã hình thành một nếp suy nghĩ khá tự ti. Cộng thêm hàng mấy mươi năm bị cộng sản dùng chính sách độc tài ngu dân đã khiến rất nhiều người Việt trở nên ích kỉ, vô cảm, máy móc và ít chịu động não. Chính vì vậy, họ rất dễ dàng chấp nhận và học theo lối lập luận ngụy biện, tán thành sự thật nửa vời (mặc dù một nửa sự thật không phải là sự thật) để che giấu bản chất không tốt đẹp. Đây là một vấn nạn trầm trọng, một chướng ngại ngăn cản dân tộc Việt Nam đạt được tự do. Để giải quyết nan đề này, không thể chỉ dựa vào sức lực, trí tuệ của vài cá nhân mà cần sự đồng lòng, tham gia của toàn xã hội. 

Tuy nhiên, mỗi người chúng ta đều có thể góp phần bằng cách rèn luyện từng bước thói quen tư duy độc lập, có chính kiến của bản thân. Từ bỏ ngay lập tức những khẩu hiệu sáo rỗng do Việt cộng nghĩ ra. Tiếp cận những nguồn thông tin đa chiều, đa dạng để làm giàu tri thức thay vì sử dụng internet chỉ nhằm khoe khoang những thú vui, hưởng lạc cá nhân như mua sắm, ăn chơi, khoe tài sản... Chỉ có sự cởi mở về suy nghĩ, chấp nhận đối thoại cùng những quan điểm nghịch ý mới đem lại cho chúng ta sự tự do về tư tưởng. Đó chính là chìa khóa mở cánh cửa đi đến kho tàng của tất cả sự tự do. Nếu không, cho dù Việt cộng có biến mất thì nước Việt vẫn mãi chìm trong tư duy ích kỉ, đố kị và chế độ độc tài khác sẽ tiếp nối. Hãy nhớ rằng vận mệnh của chúng ta nằm trong tay chúng ta, do chúng ta quyết định. Xin đừng hời hợt, thờ ơ, ỷ lại theo kiểu há miệng chờ sung!

2017-12-15



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo